Featured

Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Du an Nghiencuuquocte-Annual report_2023

II. Hoạt động năm 2023

Trong năm 2023, Dự án xuất bản tổng cộng 797 bài, đạt trung bình 2,18 bài mỗi ngày. Tổng số lượt đọc của trang đạt hơn 7 triệu lượt trong cả năm.

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả. Trong năm 2023, các vấn đề thu hút được sự quan tâm của độc giả vẫn xoay quanh cuộc chiến của Nga ở Ukraine, quan hệ Nga – phương Tây, tình hình Trung Quốc và quan hệ Mỹ – Trung, các vấn đề liên quan đến Việt Nam…., thể hiện qua danh sách các bài được đọc nhiều nhất trong năm dưới đây: Continue reading “Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024”

Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ”

Nguồn: Eliot A. Cohen, “The Coalition of Malevolent”, The Atlantic, 14/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cuộc tấn công của Iran vào Israel chỉ là một chiến dịch trong một cuộc xung đột lớn hơn nhiều.

Vợ tôi, một người lưu trữ hình ảnh, thường xuyên chỉ ra rằng tất cả hình ảnh tĩnh đều là kết quả của quá trình cắt xén kép – lát cắt theo thời gian (chúng ta không biết điều gì đã xảy ra trước hoặc sau khoảnh khắc đó) và lát cắt theo không gian (chúng ta không biết những gì xảy ra bên ngoài khung hình của nhiếp ảnh gia). Tương tự như vậy, các xung đột bạo lực, chẳng hạn như loạt 300 drone, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo gần đây của Iran nhằm vào Israel, cũng vậy. Để hiểu những gì chúng ta đang quan sát, chúng ta cần phải nhìn ra xa hơn khung hình của những thứ chúng ta nhìn thấy ban đầu. Continue reading “Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ””

Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?

Nguồn: Josh Felman & Arvind Subramanian, “Is India Really the Next China?,” Foreign Policy, 08/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhưng chính sách của chính phủ vẫn còn là rào cản.

Liệu Ấn Độ sẽ là Trung Quốc tiếp theo? Trong lúc nền kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống và dự đoán lạc quan về tăng trưởng của Ấn Độ xuất hiện khắp thế giới, câu hỏi đó không còn có thể bị xem là ảo tưởng hão huyền của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Vấn đề này cần phải được xem xét một cách nghiêm túc – một phần bởi vì thế giới đã hành xử như thể Ấn Độ là một cường quốc. Continue reading “Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?”

Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông

Nguồn: Stephen M. Walt, “America Fueled the Fire in the Middle East,” Foreign Policy, 15/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Israel đang dần trở thành một mối đe dọa lớn – nhưng trách nhiệm nằm ở Washington nhiều hơn là Tehran.

Quyết định của Iran nhằm trả đũa cuộc tấn công của Israel vào lãnh sự quán của họ ở Damascus, Syria – bằng cách tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa – cho thấy chính quyền Biden đã xử lý tình hình Trung Đông sai lầm đến mức nào. Sau khi tự thuyết phục mình vào đêm trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 rằng khu vực này “yên bình hơn so với nhiều thập niên trước,” các quan chức Mỹ đã phản ứng theo những cách khiến tình hình vốn đã tồi tệ càng trở nên tồi tệ hơn. Điều tốt nhất mà người ta có thể nói để bào chữa là họ có rất nhiều bạn đồng hành. Các đời chính quyền Trump, Obama, Bush và Clinton đều đã tạo ra nhiều vấn đề. Continue reading “Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông”

Thế giới hôm nay: 17/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo truyền thông địa phương, Israel đã đảm bảo với các nước láng giềng Ả Rập rằng sẽ không đe dọa an ninh của họ khi đáp trả đòn tấn công của Iran. Jordan và Ả Rập Saudi đã giúp Israel đẩy lùi cuộc tấn công từ Iran khi phối hợp với Mỹ, Anh, và Pháp bắn hạ tên lửa. Trước đó Herzi Halevi, người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Israel, nói rằng cuộc tấn công của Iran sẽ “gặp phải phản ứng.” Các đồng minh phương Tây của Israel đã kêu gọi Israel kiềm chế nhằm không leo thang xung đột.

Đồng đô la Mỹ kéo dài đợt tăng mạnh nhất trong hơn một năm khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ hoãn cắt giảm lãi suất cho đến tháng 9. Đồng bạc xanh đã tăng 4,6% trong năm nay so với rổ sáu loại tiền tệ quan trọng. Các nhà giao dịch ngoại hối cũng đổ xô sang đồng đô la, vốn được nhiều người coi là nơi trú ẩn an toàn, trước những căng thẳng ở Trung Đông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/04/2024”

Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin

Nguồn: Casey Michel, “How Aleksandr Solzhenitsyn Became Putin’s Spiritual Guru,” Foreign Policy, 07/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là câu chuyện kỳ lạ về một anh hùng văn học toàn cầu, người đã truyền cảm hứng cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Năm 1990, khi Liên Xô đang dần tiến tới sự tan rã cuối cùng, một nhà văn Nga nổi tiếng đã phác thảo một kế hoạch cho tương lai hậu Xô-viết. Như nhà văn này đã vạch ra, Nga phải cởi bỏ xiềng xích của thời Liên Xô bằng cách loại bỏ Đảng Cộng sản đang khủng hoảng và tiến hành tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, ông nói thêm, Điện Kremlin nên để một loạt các thuộc địa cũ của Moscow, đặc biệt là ở những nơi như Baltic, Caucasus, và phần lớn Trung Á, được tự do. Continue reading “Ảnh hưởng của Aleksandr Solzhenitsyn tới tư duy chiến lược của Putin”

16/04/1963: Martin Luther King Jr. viết “Thư từ Nhà tù Birmingham”

Nguồn: Martin Luther King Jr. writes “Letter from a Birmingham Jail”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, vài ngày sau khi bị giam tại Birmingham, Alabama, vì một loạt các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. đã viết một lá thư đáp lời những người chỉ trích ông trên những mẩu giấy vụn. Bức thư ngỏ này, ngày nay thường gọi là “Thư từ Nhà tù Birmingham,” là lời bảo vệ mạnh mẽ cho chiến dịch biểu tình. Nó hiện được coi là một trong những áng văn vĩ đại nhất của phong trào dân quyền Mỹ. Continue reading “16/04/1963: Martin Luther King Jr. viết “Thư từ Nhà tù Birmingham””

Cách để Đảng Cộng hòa thoát khỏi sự kềm tỏa của chủ nghĩa Trump

Nguồn: Jonathan Rauch và Peter Wehner, “There Is a Way Out of MAGA Domination,” New York Times, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài tuần trước, Mike Pence đã làm điều mà chưa có phó tổng thống nào trong thời kỳ hiện đại làm được: Ông từ chối tán thành việc tái tranh cử của tổng thống mà ông từng phục vụ. Pence cũng không phải cựu quan chức duy nhất làm vậy. Danh sách các quan chức cấp cao từng làm việc dưới thời Trump đã ngụ ý, hoặc tuyên bố thẳng thừng, rằng họ không thể hỗ trợ ông chủ cũ của mình trong bất kỳ trường hợp nào, đã dài đến mức đáng kinh ngạc. Continue reading “Cách để Đảng Cộng hòa thoát khỏi sự kềm tỏa của chủ nghĩa Trump”

Thế giới hôm nay: 16/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đồng minh phương Tây khuyên Israel nên kiềm chế khi đáp trả cuộc tấn công của Iran hôm thứ Bảy. Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi Israel “nhận chiến thắng” sau khi bắn hạ gần 350 máy bay không người lái và tên lửa phóng về phía lãnh thổ của mình. Lực lượng Mỹ, Anh, Pháp và Jordan đã giúp đẩy lùi cuộc tấn công. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi Israel “tránh mở rộng xung đột” trong khu vực; còn ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết ông sẽ không ủng hộ một “cuộc tấn công trả đũa.” Nội các chiến tranh của Israel đã họp vào thứ Hai để bàn cách phản ứng với Iran.

Tesla sẽ sa thải hơn 10% nhân viên, theo một bản ghi nhớ mà tạp chí Electrek nhận được. Elon Musk, ông chủ của công ty, đã nói với các nhân viên rằng “phải [sa thải]” để giúp Tesla “tinh gọn, đổi mới và khao khát chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.” Tesla đang bị cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm thay thế giá rẻ của Trung Quốc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/04/2024”

Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc

Nguồn: Sokvy Rim, “BRI’s Funan Techo Canal could steer Cambodia away from Vietnam and towards China,” Think China, 11/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Campuchia thúc đẩy xây dựng Kênh đào Phù Nam, tuyến đường thủy nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep, có nghĩa là các tàu chở hàng có thể bỏ qua cảng Cái Mép của Việt Nam. Nhà bình luận người Campuchia, Sokvy Rim, sẽ phân tích các tác động của viễn cảnh này.

Sau khi nhậm chức vào tháng 8/2023, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã bắt tay vào một dự án đường thủy đầy tham vọng trị giá 1,7 tỷ USD, được gọi là Kênh đào Phù Nam (Funan Techo Canal). Đây sẽ là kênh đường thủy đầu tiên ở Campuchia nối Cảng Tự trị Phnom Penh với tỉnh ven biển Kep bằng cách cắt ngang qua bốn tỉnh – Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Continue reading “Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc”

Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương

Nguồn:What Ramadan is like in XinjiangThe Economist, 11/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng sản Trung Quốc có một thông điệp dành riêng cho công dân Hồi giáo. Nhà nước trân trọng quyền tự do tôn giáo của họ — trong đó đặc biệt là quyền tự do không theo tín ngưỡng nào. Quyền thế tục được chính quyền Trung Quốc nhất quán xem như quyền căn bản trong các quy định tôn giáo được ban hành trong năm nay tại Tân Cương, nơi sinh sống của khoảng 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác. Các quy định mới kiểm soát mọi thứ, từ giảng dạy tôn giáo đến kiến trúc nhà thờ Hồi giáo, theo đó phải phản ánh phong cách Trung Quốc. Các quy định cũng nói về những kẻ cực đoan thao túng tư duy của người dân và thúc đẩy khủng bố. Để ngăn chặn điều này, các quy định nêu rõ, không tổ chức hoặc cá nhân nào được xúi giục hoặc ép buộc người dân địa phương tin hoặc không tin vào bất kỳ tôn giáo nào. Continue reading “Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương”

Thế giới hôm nay: 15/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nội các chiến tranh của Israel đã họp để thảo luận về phản ứng trước cuộc tấn công đêm qua của Iran, cuộc đối đầu trực tiếp đầu tiên sau nhiều năm xung đột uỷ nhiệm. Iran đã phóng hơn 300 máy bay không người lái và tên lửa vào Israel để trả đũa cuộc không kích của Israel vào lãnh sự quán nước này ở Syria hôm 1 tháng 4. Israel cho biết họ đã chặn được 99% quả đạn với sự trợ giúp của lực lượng Mỹ và các nước khác. Cuộc tấn công đã làm hư hại một căn cứ quân sự của Israel và làm một đứa trẻ bị thương. Benny Gantz, thành viên nội các chiến tranh, cho biết Israel sẽ “bắt [Iran] trả giá” vào thời điểm thích hợp.

Mike Johnson, chủ tịch Hạ viện Mỹ, cho biết ông sẽ cố gắng thông qua gói viện trợ cho Israel trong tuần này sau vụ tấn công của Iran. Vào tháng 2, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu bác bỏ đề xuất trị giá 17,6 tỷ USD của ông. Không rõ liệu gói mới có bao gồm các khoản tài trợ cho Ukraine và Đài Loan – một ưu tiên của Đảng Dân chủ – hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2024”

Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s latest purge hints property crisis has reached inner circle,” Nikkei Asia, 11/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cựu Bộ trưởng Tư pháp nhiều khả năng có liên hệ với Evergrande đang bị điều tra tham nhũng.

Vụ “thanh trừng” cựu Bộ trưởng Tư pháp Trung Quốc gần đây có thể hé lộ cách mà chế độ Tập Cận Bình đối phó với cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng của đất nước. Nó thậm chí có thể là manh mối cho thấy khủng hoảng đang tác động đến những phụ tá thuộc phe chính trị đầy quyền lực của Tập. Continue reading “Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản”

14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ

Nguồn: Explosion on cargo ship rocks Bombay, India, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tàu hàng Fort Stikine đã phát nổ tại bến cảng Bombay, Ấn Độ (nay là Mumbai), khiến 1.300 người thiệt mạng và 3.000 người khác bị thương. Do vụ việc xảy ra trong Thế chiến II, nên một số giả thuyết ban đầu cho rằng nguyên nhân là do sự phá hoại của Nhật Bản, nhưng thực tế, đây chỉ đơn giản là một tai nạn thảm khốc.

Fort Stikine là một tàu hơi nước nặng 8.000 tấn do Canada đóng. Ngày 24/2, con tàu khởi hành từ Birkenhead, Anh và đã dừng lại ở Karachi, Pakistan trước khi cập cảng Bombay. Trên tàu là hàng trăm kiện bông, vàng thỏi, và đáng chú ý nhất là 300 tấn trinitrotoluen, thường được gọi là TNT hoặc thuốc nổ. Điều khó hiểu là bông lại được lưu trữ ngay ở tầng bên dưới thuốc nổ, dù bông là vật cực kỳ dễ cháy. Continue reading “14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ”

Lý giải những vụ lưu học sinh Trung Quốc ‘tự bắt cóc’ chính mình

Nguồn: Magnus Fiskesjö, “Self-kidnappings by Chinese Students Abroad: Mystery Solved,” The Diplomat, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bí ẩn đặt ra bởi những sự kiện này chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh của sự tàn bạo và đàn áp xuyên quốc gia ngày càng gia tăng của cảnh sát Trung Quốc.

Một trong những tin tức gây bối rối nhất trong những năm gần đây là những vụ học sinh Trung Quốc ở nước ngoài tự bắt cóc chính mình để đòi tiền chuộc. Các em rời khỏi nhà, thậm chí tự trói chân tay bằng dây thừng, tất cả đều theo lệnh của tội phạm mạng Trung Quốc – những kẻ thậm chí còn không có mặt ở đó với các em. Continue reading “Lý giải những vụ lưu học sinh Trung Quốc ‘tự bắt cóc’ chính mình”

13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke

Nguồn: Hitler bluffs from bunker as Russians advance and atrocities continue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Adolf Hitler tuyên bố từ boongke ngầm của mình rằng chiến thắng trước quân Liên Xô đã gần kề và Berlin sẽ vẫn thuộc về nước Đức. “Lực lượng pháo binh hùng mạnh đang chờ đợi để chào đón kẻ thù,” ông nói. Continue reading “13/04/1945: Hitler phát biểu từ boongke”

Đằng sau cơn sốt tìm việc nhà nước của giới trẻ Trung Quốc

Nguồn: Yu Hua, “Yu Hua on why young Chinese no longer want to work for private firmsThe Economist, 02/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tận cùng của vũ trụ là gì? Một câu hỏi khoa học chưa trả lời được, nhưng hầu hết giới trẻ Trung Quốc ngày nay đã biết đáp án. Theo họ, nơi tận cùng của vũ trụ không phải là Dải Ngân hà, Thiên hà Andromeda, hay Chòm sao Canes Venatici, mà là một công việc nhà nước.

Quan sát những thay đổi trong cách nhìn của giới trẻ Trung Quốc đối với công việc nhà nước trong bốn thập niên qua của thời kỳ cải cách có thể tiết lộ những thay đổi sâu xa trong cấu trúc xã hội Trung Quốc. Continue reading “Đằng sau cơn sốt tìm việc nhà nước của giới trẻ Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 12/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga tấn công lớn vào cơ sở hạ tầng của Ukraine, khiến 7 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Một cuộc tấn công tên lửa đã phá hủy nhà máy điện Trypilska gần Kiev. Đòn đánh của Nga cũng nhắm vào nhà máy điện ở những nơi khác ở Ukraine, khiến khoảng 200.000 người ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai, bị mất điện. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước ông cần “hệ thống phòng không và hỗ trợ phòng thủ” từ các đồng minh, chứ không chỉ là “các cuộc thảo luận kéo dài.” Trước đó, các nhà lập pháp Ukraine đã loại bỏ một điều khoản trong dự thảo luật cho phép những người lính đã trải qua hơn 36 tháng chiến đấu được trở về nhà. Quyết định này khiến các chiến binh kiệt sức tức giận. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/04/2024”

Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu”

Nguồn: Comfort Ero, “The Trouble With “the Global South”, Foreign Affairs, 01/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây đã hiểu sai điều gì về phần còn lại của thế giới.

Cách đây không lâu, các nhà hoạch định chính sách ở Washington và các thủ đô phương Tây khác vẫn không nghĩ nhiều về khả năng phần còn lại của thế giới có thể có những quan điểm khác biệt với quan điểm của họ. Có một số trường hợp ngoại lệ: các chính phủ mà phương Tây xem là “đối tác tốt” – nói cách khác, những nước sẵn sàng thúc đẩy các lợi ích kinh tế hoặc an ninh của Mỹ và phương Tây – vẫn tiếp tục hưởng lợi từ sự hỗ trợ của phương Tây ngay cả khi họ không cai trị theo các giá trị phương Tây. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hầu hết các nhà hoạch định chính sách phương Tây đều kỳ vọng rằng theo thời gian, các nước đang phát triển sẽ áp dụng cách tiếp cận của phương Tây đối với dân chủ và toàn cầu hóa. Rất ít nhà lãnh đạo phương Tây tỏ vẻ lo lắng rằng các quốc gia phi phương Tây sẽ chống đối các chuẩn mực của họ, hoặc xem sự phân bổ quyền lực quốc tế là một tàn tích bất công của quá khứ thuộc địa. Những nhà lãnh đạo bày tỏ quan điểm như vậy, chẳng hạn như Hugo Chávez của Venezuela, thường bị xem là kẻ lập dị với ý tưởng lạc hậu so với thời đại. Continue reading “Sự phức tạp xoay quanh khái niệm “Phương Nam toàn cầu””

11/04/1977: Tổng thống Carter tổ chức Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng

Nguồn: President Carter hosts White House Easter egg roll, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter, cùng với Đệ nhất Phu nhân Rosalynn Carter, đã tiếp đón một nhóm trẻ em địa phương tại sự kiện “Lăn trứng Phục sinh” (Easter egg roll) truyền thống của Nhà Trắng.

Theo Bill Allman, Giám tuyển Nhà Trắng (White House curator), truyền thống lăn trứng trên bãi cỏ Nhà Trắng có nguồn gốc từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Một số người cho rằng Đệ nhất Phu nhân Dolley Madison đã đề xuất ý tưởng tổ chức một sự kiện lăn trứng công cộng vào khoảng năm 1810, và một số gia đình tổng thống có lẽ đã tổ chức các sự kiện tương tự một cách riêng tư từ trước năm 1872. Continue reading “11/04/1977: Tổng thống Carter tổ chức Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng”

Thế giới hôm nay: 11/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng 3,5% trong thời gian một năm tính đến tháng 3, từ mức 3,2% của tháng 2. Giá tiêu dùng cốt lõi — không tính năng lượng và thực phẩm — tăng 0,4% so với tháng trước. Đây là tháng thứ ba liên tiếp con số này cao hơn dự kiến. Giá xăng và nhà ở tăng, bao gồm cả chi phí thuê nhà, là những yếu tố chính đẩy giá lên cao. Dữ liệu này làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương của Mỹ, sẽ cắt giảm lãi suất trong mùa hè.

Hãng xếp hạng Fitch đã hạ triển vọng dài hạn về tín dụng quốc gia của Trung Quốc xuống tiêu cực. Fitch cho biết họ dự đoán chính phủ sẽ tăng nợ khi cố gắng kéo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thoát khỏi suy thoái do ngành bất động sản gây ra. Chính phủ Trung Quốc cho biết xếp hạng này không phản ánh “vai trò tích cực của chính sách tài khóa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.” Moody’s, một cơ quan xếp hạng khác, cũng đã hạ triển vọng của Trung Quốc xuống mức tiêu cực hồi tháng 12. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/04/2024”